Tiên phong thế hệ
DƯỠNG NÃO
CÔNG NGHỆ CAO

Suy giảm trí nhớ: Biểu hiện, Nguyên nhân và Cách điều trị

Suy giảm trí nhớ là triệu chứng khá phổ biến, đặc biệt là ở người cao tuổi. Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt, suy giảm trí nhớ còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ bệnh lý nghiêm trọng như Alzheimer, bệnh về não,... - các chứng bệnh cần được chẩn đoán sớm để kiểm soát tiến trình phát triển. Xác định đúng nguyên nhân và phương pháp điều trị phù hợp sẽ giúp cải thiện suy giảm trí nhớ.

Suy giảm trí nhớ là gì?

Suy giảm trí nhớ là hiện tượng não bộ suy giảm chức năng, làm gián đoạn quá trình vận chuyển thông tin và trí nhớ về vỏ não. Suy giảm trí nhớ được xác định là bệnh lý khi người bệnh suy giảm khả năng ghi nhớ thông tin ở mức độ ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày.

Suy giảm trí nhớ phổ biến ở phụ nữ mang thai, người lớn tuổi hoặc tiền sử gia đình có người từng mắc bệnh mất trí nhớ.

Suy giảm trí nhớ có biểu hiện như thế nào?

Dưới đây là một số triệu chứng thường gặp của suy giảm trí nhớ:

  • Quên/ Bỏ lỡ các sự kiện, cuộc hẹn quan trọng
  • Gặp khó khăn khi theo dõi cuộc hội thoại hoặc cảm thấy khó hiểu
  • Lặp lại nhiều lần cùng một thông tin hoặc hỏi nhiều lần cùng một câu hỏi 
  • Quên tên và địa chỉ của những người thường xuyên ghé thăm

Đa phần mọi người đều có một hoặc nhiều biểu hiện suy giảm trí nhớ tại một thời điểm nào đó trong cuộc đời. Nếu các biểu hiện trên liên tục diễn ra, suy giảm trí nhớ sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày.

Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ

Có 2 dạng suy giảm trí nhớ là Suy giảm trí nhớ cấp tính và Suy giảm trí nhớ mãn tính

Suy giảm trí nhớ cấp tính có thể tự khỏi hoặc giảm dần theo thời gian, loại suy giảm trí nhớ này thường không phổ biến. Một số nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ cấp tính bao gồm:

  • Thiếu ngủ: Là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến suy giảm trí nhớ. Cả số lượng và chất lượng của giấc ngủ đều quan trọng đối với trí não, ngủ quá ít hoặc chất lượng giấc ngủ kém đều dẫn đến mệt mỏi, cản trở khả năng hoạt động của não bộ.
  • Hút thuốc: Chất Nicotine trong thuốc lá làm giảm lượng oxy lên não, ảnh hưởng đến hoạt động của các chất hóa học trong não khiến bạn khó ghi nhớ thông tin.
  • Rối loạn cảm xúc: Trầm cảm, căng thẳng đều có thể ảnh hưởng đến khả năng ghi nhớ và tập trung. Căng thẳng do chấn thương tinh thần cũng có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, thậm chí mất trí nhớ.
  • Thiếu dinh dưỡng: Dinh dưỡng tốt – bao gồm protein và chất béo rất quan trọng đối với sức khỏe trí não. Sự thiếu hụt Vitamin B1 và ​​Vitamin B12 – các loại Vitamin giúp duy trì sự khỏe mạnh của các tế bào thần kinh và hồng cầu – có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ. Sự thiếu hụt vitamin B12 thường gặp ở người lớn tuổi cũng gây ra các vấn đề về trí nhớ.
  • Chấn thương: Chấn thương đầu có thể làm tổn thương não, ảnh hưởng đến trí nhớ, có thể gây mất trí nhớ cả ngắn hạn và dài hạn. Trong nhiều trường hợp, trí nhớ có thể dần được cải thiện theo thời gian. 
  • Nghiện rượu: Nghiện rượu có thể làm suy giảm trí nhớ, suy giảm chức năng tâm thần một cách nghiêm trọng.
  • Suy giáp: Suy giáp (tuyến giáp hoạt động kém) có thể dẫn đến chứng hay quên và các vấn đề khác về trí nhớ.
  • Tai biến mạch máu não: Tai biến mạch máu não xảy ra khi quá trình cung cấp máu lên não bị ngừng do tắc nghẽn hoặc rò rỉ mạch máu lên não. Tai biến mạch máu não thường gây ra suy giảm trí nhớ, mất trí nhớ ngắn hạn. 

Suy giảm trí nhớ mãn tính gây ra tổn thương vĩnh viễn cho não và thường khó phục hồi. Một số yếu tố cơ bản gây suy giảm trí nhớ mãn tính:

  • Một số dạng bệnh tâm thần
  • Một số loại u não hoặc ung thư
  • Lạm dụng thuốc gây ảo giác
  • Các bệnh lâu đời như viêm màng não hoặc động kinh
  • Triệu chứng của các bệnh như bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson và bệnh Huntington
  • Mang thai đôi khi có thể gây suy giảm trí nhớ nhẹ thoáng qua
  • Lão hóa theo tuổi tác là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây suy giảm trí nhớ. Do sự lão hóa của các tế bào não, hiệu quả chức năng não bắt đầu giảm, ảnh hưởng đến cách thông tin được lưu trữ trong não. Suy giảm trí nhớ liên quan đến tuổi thường đi kèm với suy giảm nhận thức nhẹ và ảnh hưởng đến mất trí nhớ ngắn hạn, được coi là một yếu tố nguy cơ của bệnh sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.

Nên làm gì khi có các dấu hiệu suy giảm trí nhớ?

Nếu tình trạng suy giảm trí nhớ của bạn ngày càng trầm trọng, bạn nên đến gặp bác sĩ để xét nghiệm và xác định mức độ suy giảm trí nhớ, nguyên nhân, từ đó có phương án điều trị tốt nhất. Bạn nên đi cùng một thành viên trong gia đình hoặc bạn bè để trả lời một số câu hỏi dựa trên quan sát thường ngày của họ. 

Để đánh giá tình trạng suy giảm trí nhớ, bác sĩ sẽ xem xét bệnh sử, khám sức khỏe, khám thần kinh và đặt câu hỏi để kiểm tra các vấn đề tâm thần của bạn. Tùy thuộc vào kết quả, việc đánh giá thêm có thể bao gồm xét nghiệm máu và nước tiểu, xét nghiệm thần kinh và xét nghiệm hình ảnh của não như chụp cắt lớp vi tính trục (CAT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Bạn cũng có thể được gửi đi kiểm tra tâm thần kinh, đây là một loạt các xét nghiệm giúp xác định chính xác mức độ và nguyên nhân của chứng suy giảm trí nhớ.

Tại sao suy giảm trí nhớ cần được chẩn đoán kịp thời?

Suy giảm trí nhớ có thể là dấu hiệu khởi phát của chứng sa sút trí tuệ (mất trí nhớ) hoặc một số bệnh liên quan đến trí nhớ.

Việc chẩn đoán kịp thời để xác định đúng nguyên nhân sẽ giúp cải thiện hiệu quả trình trạng suy giảm trí nhớ. 

Ngoài ra, việc chẩn đoán giúp bạn phòng ngừa sớm các nguy cơ bệnh lý như Alzheimer hoặc các rối loạn liên quan, để từ đó:

  • Theo dõi và điều trị để kiểm soát các triệu chứng
  • Tìm hiểu kiến thức về bệnh và chuẩn bị phương án chăm sóc trong tương lai
  • Tìm kiếm các cơ sở chăm sóc hoặc các lựa chọn chăm sóc tại nhà

Suy giảm trí nhớ được điều trị như thế nào?

Suy giảm trí nhớ thường chuyển biến nặng hơn theo thời gian, làm suy giảm khả năng làm việc, tương tác xã hội và các mối quan hệ. Suy giảm trí nhớ cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm về chức năng tâm thần cần được chẩn đoán và điều trị sớm để ngăn chặn sự tiến triển của bệnh.

Hầu hết các phương pháp điều trị suy giảm trí nhớ đều dựa trên nguyên tắc xử lý nguyên nhân cơ bản gây ra bệnh. 

  • Suy giảm trí nhớ do dùng thuốc có thể được giải quyết khi thay đổi thuốc
  • Suy giảm trí nhớ do thiếu hụt dinh dưỡng có thể được giải quyết bằng cách bổ sung dinh dưỡng
  • Điều trị trầm cảm có thể cải thiện suy giảm trí nhớ nếu trầm cảm là nguyên nhân
  • Suy giảm trí nhớ do bệnh lý đang mắc phải có thể được điều trị bằng thuốc giúp giảm tình trạng bệnh, đồng thời làm giảm triệu chứng suy giảm trí nhớ

Tuy nhiên, một số loại suy giảm trí nhớ tiến triển do các tình trạng như lão hóa, bệnh Alzheimer, bệnh Parkinson, v.v. gây ra tổn thương vĩnh viễn cho não và không thể phục hồi được.

——————————————————————————————————————————————————————-

TPBVSK Dưỡng não Ích Nhân – Thế hệ Dưỡng não công nghệ Nano, hỗ trợ hiệu quả cao với Đau đầu, Mất ngủ

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dưỡng não Ích Nhân ứng dụng công nghệ Nano hiện đại, kết hợp Nano Ginkgo BilobaNano Rutin, giúp:

  • Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não và tuần hoàn ngoại vi, giúp giảm đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, tê bì tay chân, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình do lưu thông máu kém.
  • Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch, thành mạch kém.

 

Bạn có thể xem điểm bán Dưỡng não Ích Nhân TẠI ĐÂY

Hoặc Đặt mua hàng chính hãng TẠI ĐÂY (miễn phí giao hàng toàn quốc khi mua từ 5 hộp)

TPBVSK Dưỡng não Ích Nhân – Thế hệ Dưỡng não công nghệ Nano, hỗ trợ hiệu quả cao với Đau đầu, Mất ngủ

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dưỡng não Ích Nhân ứng dụng công nghệ Nano hiện đại, kết hợp Nano Ginkgo BilobaNano Rutin, giúp:

  • Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não và tuần hoàn ngoại vi, giúp giảm đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, tê bì tay chân, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình do lưu thông máu kém.
  • Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch, thành mạch

Bạn có thể xem điểm bán Dưỡng não Ích Nhân TẠI ĐÂY

Hoặc Đặt mua hàng chính hãng TẠI ĐÂY  (miễn phí giao hàng toàn quốc khi mua từ 5 hộp)

Dưỡng não
Điểm bán Điểm bán
Đặt hàng Đặt hàng