Mục lục
Một số lời khuyên cho chứng rối loạn tiền đình
Đôi khi, rối loạn tiền đình có thể tự thuyên giảm mà không cần điều trị, tuy nhiên đa số trường hợp cần can thiệp bằng các bài tập vật lý trị liệu giúp cải thiện vấn đề thăng bằng. Can thiệp sớm có thể giúp người bệnh khỏi bệnh nhanh hơn.
Điều trị rối loạn tiền đình thường không cần đến thuốc. Tuy nhiên, trong trường hợp tình trạng chóng mặt của bạn quá nặng, chuyên gia vật lý trị liệu có thể làm việc với bác sĩ để đưa ra giải pháp bằng thuốc để giảm các triệu chứng của rối loạn tiền đình, giúp bạn có thể tiếp tục thực hiện vật lý trị liệu.
Các bài tập thường tập trung vào phần mắt và đầu, khả năng thăng bằng để giúp giảm chóng mặt, cải thiện khả năng đi lại. Bác sĩ vật lý trị liệu sẽ điều chỉnh các bài tập này dựa theo cơ sở xét nghiệm chẩn đoán của từng người.
Duy trì hoạt động là rất quan trọng. Đặc biệt, di chuyển đầu là một trong những cách tốt nhất để phục hồi vấn đề về tai trong của bạn. Phương pháp tối ưu có thể bao gồm các bài tập mắt, đầu, bài tập đi bộ, bài tập thăng bằng và cung cấp cách xử trí tình trạng chóng mặt. Các bài tập được thực hiện với mục đích giúp bạn ít bị chóng mặt hơn khi ngồi yên và khi di chuyển xung quanh. Các chuyên gia về vật lý trị liệu sẽ giúp bạn thực hiện các bài tập này một cách hiệu quả, an toàn nhất.
Các phương pháp chẩn đoán rối loạn tiền đình
Chẩn đoán rối loạn tiền đình là một thách thức, vì một số lý do sau:
- Việc chẩn đoán rối loạn tiền đình có thể yêu cầu nhiều loại xét nghiệm khác nhau, bao gồm kiểm tra: tiền sử bệnh, thể chất, chức năng tai trong, thính giác, cân bằng, thị lực. Nguyên nhân do các cơ quan tiền đình của tai trong, các dây thần kinh và trung tâm não liên quan tạo thành một hệ thống phức tạp phục vụ nhiều chức năng và có thể bị ảnh hưởng bởi các hệ thống bên ngoài.
- Các bác sĩ sẽ sử dụng thông tin về tiền sử bệnh và tình trạng sức khỏe của một người làm cơ sở để chỉ định các xét nghiệm chẩn đoán. Đôi khi, các xét nghiệm này gây mệt mỏi và có thể dẫn đến tình trạng không ổn định tạm thời.
Một số xét nghiệm có thể có trong chẩn đoán rối loạn tiền đình:
1. Kiểm tra chuyển động của mắt (thị giác)
Đo chuyển động của mắt giúp đánh giá các dấu hiệu của rối loạn chức năng tiền đình hoặc các vấn đề thần kinh; đây là bước quan trọng để chẩn đoán rối loạn tiền đình. Bài kiểm tra ENG / VNG (Electro / Videonystagmography) là bộ bài kiểm tra phổ biến nhất được thực hiện cho những người bị chóng mặt và / hoặc mất thăng bằng.
Bài kiểm tra ENG / VNG (Ảnh: AVORA Health)
Máy đo điện tử (ENG) sử dụng các điện cực nhỏ đặt trên vùng da xung quanh mắt, thực hiện trong phòng tối hoặc có ánh sáng yếu; nhằm đánh giá chuyển động của mắt khi chúng theo dõi các mục tiêu thị giác khác nhau và khi đầu được đặt ở các vị trí khác nhau.
Một phần của bài kiểm tra ENG / VNG là kiểm tra nhiệt lượng, sử dụng sự thay đổi nhiệt độ trong ống tai để kích thích một phần của hệ thống tiền đình. Thử nghiệm này sẽ gây ra chuyển động giật ở mắt (rung giật nhãn cầu) trong một thời gian ngắn.
2. Kiểm tra chức năng nghe (thính giác)
Đo thính lực (đo chức năng nghe): Kiểm tra thính giác là một phần quan trọng của chẩn đoán rối loạn tiền đình, vì tai trong chứa cả cơ quan thính giác và trung tâm điều khiển sự thăng bằng của cơ thể. Bài kiểm tra thính lực có thể sẽ được thực hiện nhiều hơn một lần, đặc biệt là khi người bệnh có dấu hiệu mất thính giác hoặc ù tai, cảm giác có tiếng ồn trong tai.
Bài kiểm tra thính lực được thực hiện trong phòng cách âm, sử dụng tai nghe để trình bày từ và âm ở các cao độ, âm lượng khác nhau – sau đó yêu cầu người bệnh phản hồi khi nghe thấy những âm thanh này. Thử nghiệm với các từ có thể bao gồm lặp lại các từ hoặc nhận diện tiếng ồn, giúp phát hiện các vấn đề giữa trống tai và tai trong.
Một số xét nghiệm khác:
– Xét nghiệm VEMP: Xét nghiệm đánh giá xem một số cơ quan tiền đình và các dây thần kinh liên quan có nguyên vẹn và hoạt động bình thường hay không.
– Xét nghiệm OAE: Xét nghiệm đo khả năng phản ứng của các tế bào lông đối với loạt tiếng nhấp chuột do một loa nhỏ đưa vào ống tai tạo ra. Bài kiểm tra này được áp dụng đối với các đối tượng không thể thực hiện bài kiểm tra thính giác truyền thống (chẳng hạn như trẻ sơ sinh).
3. Kiểm tra phản ứng của hệ thống thần kinh (ABR)
Bài kiểm tra hệ thống thần kinh ABR đo lường cách hệ thống thần kinh phản ứng với âm thanh. Thông thường ABR được sử dụng để đo thính lực cho những người không thể thực hiện bài kiểm tra thính lực truyền thống (chẳng hạn như trẻ sơ sinh). Xét nghiệm này cũng được sử dụng đối với người bệnh không đáp ứng được thủ thuật chụp phim (chẳng hạn như những người có mảnh kim loại trong cơ thể / não).
Trong một vài trường hợp, xét nghiệm này có thể chỉ ra sự hiện diện của u thần kinh âm thanh (một khối u lành tính hiếm gặp của dây thần kinh ốc tai tiền đình). Nó cũng có thể giúp xác định các tình trạng như bệnh đa xơ cứng nếu chúng ảnh hưởng đến đường dẫn âm thanh đến não.
4. Chụp MRI, CT
Chụp MRI là kỹ thuật sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh mặt cắt ngang của các mô cơ thể được quét. Chụp MRI các cấu trúc trong và xung quanh tai trong có thể hữu ích cho việc chẩn đoán rối loạn tiền đình trong một số trường hợp.
Chụp cộng hưởng từ MRI
Chụp CT là kỹ thuật chụp X-Quang tốt nhất để nghiên cứu cấu trúc xương.Chụp CT thường được sử dụng để tìm kiếm các bất thường xung quanh tai trong, chẳng hạn như gãy xương hoặc các khu vực có xương mỏng.
Chụp cắt lớp CT
5. Kiểm tra CDP:
Kiểm tra CDP là bài kiểm tra sự ổn định tư thế, khả năng duy trì tư thế thẳng đứng, giữ thăng bằng trong các điều kiện môi trường khác nhau. Để duy trì sự ổn định tư thế, cần đến sự phối hợp của cơ / khớp, mắt và tai trong của cơ thể. Kiểm tra khả năng phối hợp giữa ba hệ thống giác quan này giúp ghi lại sự cân bằng và điều chỉnh tư thế được thực hiện trong các điều kiện khác nhau. Dây an toàn được đeo để phòng ngừa, nếu bệnh nhân bị mất thăng bằng.
Phương pháp điều trị rối loạn tiền đình
- Phương pháp điều trị phổ biến là tập vật lý trị liệu. Để có bài tập phù hợp và được hướng dẫn thực hành an toàn, hiệu quả nhất, hãy nhờ đến chuyên gia vật lý trị liệu của bạn.
- Đối với rối loạn tiền đình do cống tiền đình giãn rộng (EVA): Chưa có phương pháp điều trị cụ thể, cách tốt nhất để kiểm soát rối loạn tiền đình và bảo vệ thính giác của bạn là tránh các môn thể thao mạnh và bất kỳ tác nhân nào có thể gây chấn thương đầu, tránh những thay đổi đột ngột về áp suất, chẳng hạn như môn lặn với bình dưỡng khí.
- Chế độ sinh hoạt, vận động hợp lý giúp cải thiện chóng mặt và rối loạn tiền đình.
————————————————————————————————————————————————————————————————————
TPBVSK Dưỡng não Ích Nhân – Thế hệ Dưỡng não công nghệ Nano, hỗ trợ hiệu quả cao với Đau đầu, Mất ngủ
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Dưỡng não Ích Nhân ứng dụng công nghệ Nano hiện đại, kết hợp Nano Ginkgo Biloba và Nano Rutin, giúp:
- Hỗ trợ tăng cường tuần hoàn não và tuần hoàn ngoại vi, giúp giảm đau đầu, mất ngủ, chóng mặt, tê bì tay chân, suy giảm trí nhớ, rối loạn tiền đình do lưu thông máu kém.
- Hỗ trợ tăng sức bền thành mạch, giảm nguy cơ tai biến mạch máu não do tắc mạch, thành mạch kém.
Bạn có thể xem điểm bán Dưỡng não Ích Nhân TẠI ĐÂY
Hoặc Đặt mua hàng chính hãng TẠI ĐÂY (miễn phí giao hàng toàn quốc khi mua từ 5 hộp)